Có thể nói, với sự phát triển của công nghệ 4.0 và thời đại số, giáo dục STEM dường như trở thành môn học “thời thượng” và nhanh chóng nhận được nhiều sự quan tâm từ phụ huynh. Được hình thành gồm 4 môn Science (Khoa học) – Technology (Kỹ thuật) – Engineering (Kỹ Thuật) – Mathematics (Toán học), STEM là giáo dục mang tính thực hành, ứng dụng giúp học sinh phải triển mạnh mẽ về khía cạnh tư duy logic, tính toán… và chuẩn bị các kỹ năng cần thiết trong thời đại số. Do vậy, giáo dục STEM được khuyến khích đưa vào giáo dục cho trẻ từ những cấp học đầu tiên.
Để giúp trẻ thoải mái và tăng tính sáng tạo trong việc học, giáo dục STEM ở Tiểu học giúp học sinh vừa học, tiếp nhận kiến thức vừa giải trí qua việc tích hợp lý thuyết vào thực hành sáng tạo có liên quan đến bài học. Đặc biệt, giáo cụ trong STEM thường là những “bạn” robot giúp trẻ hào hứng hơn trong học tập.
Thực hiện kế hoạch của tổ chuyên môn và nhà trường năm học 2023-2024, ngày 12/01/2024, tổ 4, 5 đã lên lớp thành công tiết dạy chuyên đề cấp trường với nội dung: “Ứng dụng hoạt động giáo dục STEM trong dạy học môn Khoa học lớp 4, 5” với phần thể hiện tiết 1 của cô giáo Đào Thị Vân Trang cùng các em học sinh lướp 4A4 và tiết 2 của cô giáo Đỗ Thị Thanh Mai cùng các em học sinh lớp 5A3.
Trong tiết học thứ nhất, cô giáo Đào Thị Vân Trang đã Cô giáo Đào Thị Vân Trang và các em học sinh lớp 4A4 đã thể hiện một tiết học sinh động, thú vị với Bài học STEM: "Mô hình chuỗi thức ăn trong tự nhiên" (Thay cho bài Khoa học: Chuỗi thức ăn). Với môn học chủ đạo là Khoa học, cô giáo đã tích hợp kiến thức, kĩ năng của các môn Kĩ thuật, Mỹ thuật, Tin học,... góp phần phát triển các năng lực, phẩm chất cho các em học sinh.
Hoạt động Khởi động diễn ra vô cùng hào hứng với trò chơi: “Cuộc đua kì thú”. Mỗi nhóm đã được chuẩn bị sẵn thiết bị điện tử có kêt nối mạng internet để tham gia vào phòng Classpoint để có thể tương tác trực tiếp với các câu hỏi trên Powerpoint của giáo viên. Với mỗi câu trả lời đúng, mỗi nhóm sẽ được tiến lên một bước. Nhóm nào về đích trước sẽ giành chiến thắng. Thông qua phần khởi động đã tăng sự hào hứng, tích cực của học sinh; kết nối các kiến thức đã học của tiết học trước và góp phần phát huy năng lực tin học cho học sinh.
Với sự sáng tạo , chủ động, tích cực của mình, các nhóm đã tạo ra được các mô hình chuỗi thức ăn đa dạng, phong phú, đạt được yêu cầu của bài học:
Nhóm “Mèo đuổi chuột” đã làm mô hình chuỗi thức ăn 3D tái chế từ bìa carton với 2 chuỗi thức ăn: ngô -> chuột -> rắn ở môi trường đồng ruộng; gạo -> chuột -> mèo ở môi trường trong nhà.
Nhóm “Thế giới động vật” đã tái chế những quyển lịch cũ, chia quyển lịch thành 3 phần tương ứng với 3 mắt xích để tạo thành chuỗi thức ăn. Nhóm đã vẽ và dán vào từng phần tương ứng, từ đó có thể tạo ra nhiều chuỗi thức ăn khác nhau.
Nhóm “Kỉ băng hà” vô cùng sáng tạo với mô hình chuỗi thức ăn ở Nam Cực làm từ đất nặn: cá -> chim cánh cụt -> hải cẩu.
Nhóm “Khu rừng vui vẻ” đã lựa chọn hình thức diễn kịch để thể hiện mô hình chuỗi thức ăn: cà rốt -> thỏ -> sói.
Trong tiết dạy, cô giáo đã ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực như: phương pháp Làm việc nhóm, phương pháp Trò chơi học tập, phương pháp Trực quan, Kĩ thuật phòng tranh,…. Từ đó, góp phần phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và các năng lực chung, năng lực riêng cho học sinh.
Tiết thứ hai diễn ra vô cùng thoải mái, sôi nổi hào hứng với môn Khoa học Bài 46: Đèn pin bỏ túi - tiết 3 (Thay thế bài: Mạch điện đơn giản).
Trong giờ học, các em học sinh hào hứng, tham gia tích cực và tự tin khi chia sẻ, trao đổi các nội dung bài học. Từ những vật liệu đơn giản, tiết kiệm, dễ kiếm; với tinh thần đoàn kết, sự hợp tác nhóm hiệu quả các em đã làm thành công những chiếc đèn pin bỏ túi theo nhiều cách khác nhau vô cùng phong phú, tiện lợi thể hiện sự sáng tạo không ngừng của các em. Đồng thời các em học sinh đã chia sẻ, trao đổi cách làm rất tự tin, sôi nổi. Giáo viên đã khéo léo, gợi mở để học sinh có thể vận dụng những đồ dùng vừa làm vào thực tiễn cuộc sống một cách hữu ích.
Trong tiết học, cô giáo đã ứng dụng phương pháp giáo dục STEM tổ chức các hoạt động dạy học tạo không khí sôi nổi, thoái mái cho học sinh. Với mục tiêu giúp học sinh vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống, giáo viên đã linh hoạt sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực để tổ chức các hoạt động học tập giúp các em phát huy hết năng lực của mình và chủ động tiếp thu kiến thức. Việc thực hiện đánh giá học sinh theo Thông tư 22 được giáo viên vận dụng hiệu quả theo hướng động viên, khuyến khích sự tiến bộ của học sinh; các em học sinh được tự nhận xét, tự đánh giá và nhận xét bạn.
Sau tiết dạy, các đồng chí giáo viên trong nhà trường đã thảo luận, rút kinh nghiệm, thống nhất về phương pháp dạy học và đưa ra một số giải pháp vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống. Ban giám hiệu nhà trường đã đánh giá cao thành công của tiết dạy, chỉ rõ những giải pháp nhằm phát huy sự sáng tạo của giáo viên trong giảng dạy. Bên cạnh đó kịp thời giải đáp, tháo gỡ những vấn đề còn khúc mắc, những khó khăn trong quá trình dạy học.
Có thể nói, việc dạy và học STEM sẽ tăng tính hấp dẫn đối với học sinh, giúp học sinh hiểu sâu vấn đề, nhanh chóng đạt hiệu quả trong học tập. Bỏ qua những tiết học lý thuyết khô cứng từ sách vở, các bài học theo mô hình STEM ở Tiểu học luôn dựa trên những câu chuyện hoặc các vấn đề thực tiễn. Nhờ vậy, học sinh sẽ cảm thấy bài vở không còn khô khan mà trở nên sinh động, gần gũi; học sinh ngày càng hào hứng hơn nhờ vậy mà chất lượng dạy học và giáo dục cũng phát triển. .
Thông qua hoạt động chuyên môn thiết thực, các thầy, cô giáo trong nhà trường có cơ hội được học tập, trao đổi về chuyên môn, nâng cao tay nghề. Đây là một trong những hoạt động trọng tâm được nhà trường chú trọng, quan tâm và thực hiện xuyên suốt năm học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2023-2024.
Sau đây là một số hình ảnh của tiết dạy: